Cắm trại là một hình thức “du lịch bụi tự túc” ngoài trời. Do đó, để buổi cắm trại trở nên vui vẻ và thành công, bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố ngoại quan khác. Trong đó, thời tiết, địa điểm…là yếu tố mà Nghienthuthuat nghĩ bạn nên chủ động chuẩn bị trước chính là đồ dùng khi đi cắm trai, lịch trình và thời gian.
Trong khuôn khổ bài viết này, Nghienthuthuat.com sẽ mách bạn danh sách 11 vật dụng khi đi cắm trại. Những vật dụng này sẽ giúp bạn có được một buổi cắm trại thành công và thoải mái nhất.
Lưu ý rằng: Những gợi ý đồ dùng bên dưới mà Chạm Mốc sẽ chia sẻ khá cần thiết cho một buổi cắm trại. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải chuẩn bị hết thảy những thứ này. Đơn giản vì tùy mục đích và sở thích của mỗi người khác nhau.
Do đó, bạn nên bàn bạc và tham khảo cùng đội nhóm của bạn khi tham gia cắm trại nhé.
Để chuẩn bị cho một cuộc cắm trại ngoài trời, bạn cần phải chuẩn bị khá nhiều thứ. Nhưng, những đồ dụng cần thiết khi đi cắm trại không phải ai cũng biết.
Đi cắm trại cần mang theo những gì?
Cắm trại cần những gì? Cuộc sống quá hối hả với những bộn bề lo toan. Thêm vào đó là môi trường khu dân cư ngày càng đông hơn khiến cho không ít người luôn muốn tìm về những không gian yên tỉnh, gần gũi với thiên nhiên để sống chậm lại, xả stress.
Cắm trại chính là một trong những nguyên do mà nhiều bạn trẻ yêu thích và quan tâm.
1. Lều trại
Khi quyết định cắm trai, đồ dùng đầu tiên mà bạn cần chuẩn bị đó chính là LỀU.
Một chiếc lều tốt không những đáp ứng tiêu chí gọn nhẹ, dễ mang theo, dễ tháo lắp. Đồng thời nó còn có chức năng bảo vệ bạn khỏi bị côn trùng cắn khi ngủ qua đêm, [Chammoc.com] che mưa che nắng khi gặp phải sự cố về thời thiết. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ số thành viên đi cắm trại để trang bị một chiếc lều có kích thước phù hợp và đủ không gian sử dụng.
Trong túi lều thông thường sẽ có đầy đủ các vật dụng thiết yếu nhỏ. Điển hình là vải – gọng – cọc ghim – cuộn dây căng – túi đựng. Không tính vải lều thì những phụ kiện khác của chiếc lều đều có thể thay thế khi bị hỏng hóc nhé. Để việc tháo lắp, dựng lều diễn ra nhanh chóng và gọn gàng, bạn nên thực hành trước một vài lần nhé.
2. Túi ngủ
Vật dụng thứ 2 chúng tôi gợi ý đó chính là Túi ngủ. Bạn biết đấy túi ngủ rất cần thiết cho chuyến cắm trại của bạn. Nó sẽ giúp bạn giữ ấm cơ thể và ngủ ngon, an toàn hơn nhất là khi về đêm vì nhiệt độ về đêm sẽ rất thấp.
Bạn có thể sử dụng túi ngủ có 2 lớp. Lớp bên ngoài có tác dụng chống thấm nước và lớp bên trong dùng để giữ nhiệt. Tùy vào địa điểm bạn cắm trại, bạn nên chọn túi ngủ sao cho thật gọn nhẹ, dễ mang theo.
Tham khảo sản phẩm Túi ngủ TẠI ĐÂY
3. Đèn pin
Do là cắm trại ngoài trời, nên yếu tố về điện sẽ không có. (Chammoc) Do đó, bạn phải chuẩn bị Đèn pin nhé. Khi chọn đèn pin, bạn nên lưu ý các tính năng của nó như: độ phát sáng xa gần – chuẩn bị Pin phù hợp cho đèn pin. Để an tâm, bạn nên kiểm tra đèn pin đã hết pin hay chưa trước khi xuất phát nhé.
4. Chuẩn bị thức ăn
Đi cắm trai nên ăn gì? Trước khi đi cắm trai, bạn nên phân công cho các thành viên trong nhóm việc chuẩn bị thức ăn. Theo kinh nghiệm đi cắm trại tự túc của Tuấn Anh, thì những thực phẩm như đồ khô, đồ hộp, nước tinh khiết đóng chai nên ưu tiên hơn vì chúng gọn nhẹ dễ mang đi và dự trữ được lâu.
Không nên mang đồ hải sản, đồ tươi sống vì sẽ không có tủ lạnh để bảo quản. Nhất là khi cắm trại vào mùa hè thì những thực phẩm này sẽ dễ lên mùi. Khâu chuẩn bị thức ăn khá quan trọng đấy nhé, bạn nên xác định được thời gian cắm trại bao lâu.
Lên danh sách có bao nhiêu thành viên trong nhóm cùng đi để mang theo lượng thức ăn đủ dùng nhé.
5. Dụng cụ nấu ăn
Có thức ăn mang theo rồi thì cũng không thể thiểu dụng cụ chế biến thức ăn đúng không? Bộ dụng cụ nấu ăn sẽ giúp bạn “sống sót” qua ngày. Hơn nữa, bạn nên chuẩn bị dụng cụ nấu ăn gọn, nhẹ để dễ dàng mang đi nhé
6. Bình xịt côn trùng
Nếu như Lều hay túi ngủ chỉ bảo vệ bạn khi bạn cuốn mình trong một phạm vì thì khi khi cắm trại ngoài trời – một chai xịt côn trùng là cực quan trọng cho bạn ngay lúc này. Cắm trại trong rừng sâu, nhất là những vị trí có độ ẩm cao, những nơi gần hồ nước thì sẽ có khá nhiều loài côn trùng đe dọa bạn. Vì thế, trang bị một chai xịt côn trùng sẽ giúp bạn an toàn hơn.
Hiện nay, bạn có thể thoải mái lựa chọn các bình xịt côn trùng khi căn cứ vào Mùi hương – chủng loại côn trùng – thời gian bảo vệ để cân nhắc khi mua.
Dù không quá nguy hiểm, nhưng trong nhiều trường hợp, chiếc bình xịt côn trùng này sẽ bảo vệ an toàn cho bạn đấy.
7. Giày leo núi trekking
Leo núi luôn là một thử thách chinh phục của những ai thích cắm trại ngoài trời, do đó, một đôi giày leo núi đúng nghĩa sẽ giúp bạn chinh phục bản thân dễ dàng hơn. Tùy vào địa hình núi cao, độ ẩm thấp, bạn nên chọn mua loại giày có đế cao su, dễ ma sát, có đệm mắt cá chân để dễ di chuyển và leo trèo hơn.
8. Đồ y tế
Dụng cụ y tế là vật dụng khá quan trọng và luôn cần thiết trong mọi tình huống. Cắm trại ngoại trời cũng không nằm ngoài vì đâu ai biết trước được những sự cố bất ngờ như ốm đau, té ngã, bị va đập hay bị côn trùng nguy hiểm cắn…
Do đó, việc trang bị bộ đồ dùng y tế bạn nên lưu ý kỹ giúp Tuấn Anh và mang kèm theo một số loại thuốc thông dụng khác như: Thuốc sổ muỗi (có thể do thời tiết tahy đổi chẳng hạn), thuốc giảm đau, bông gòn y tế, băng gạc sơ cứu,v.v…
– 1 chai Betadi (polyvidone iodee)
– 1 chai oxy già
– 1 chai thuốc đỏ
– 1 chai cồn
– 1 chai dầu gió
– 1 chai Amoniaque
– Bột Sulfamid hay bột Penicilline
– Kéo, kẹp, kềm…
– Ống tiêm & kim tiêm
– Thuốc chống sốt, giảm đau (Panadol, Cetamol, Aspirin…)
– Thuốc đau bụng, tiêu chảy (Ganidan, Parregorique…)
– Thuốc chống sốt rét (Chloroquine, Fansidar…)
– Thuốc kháng sinh (Ampicilline, Tetracyline…)
– Túi chữa rắn cắn (Snake bite Kit)
– Ruợu hội, viên hội (chữa rắn cắn)
– Băng vải, băng thun, băng tam giác…
– Băng keo, băng dán cá nhân
– Bông gòn thấm nước – gạc (gaze), compresse.
9. Giấy vệ sinh
Cắm trại ngoài trời đồng nghĩa với việc bạn sẽ tách xa nguồn nước, nguồn điện và ngay cả việc vệ sinh trong suốt chuyến đi là điều không tránh khỏi. Bạn cần chuẩn bị mọi thứ vật dụng cá nhân, từ những vật dụng nhỏ nhất như Giấy vệ sinh chẳng hạn.
10. Trang phục mau khô
Quần áo lâu khô và chẳng may bị ướt thì khá là tệ hịa trong chuyến cắm trại của bạn. Nếu bạn ngại chuyện mang theo bàn là để ủi khô quần áo vì nó cồng kềnh thì Tuấn Anh gợi ý bạn nên mang theo ít nhất một bộ đồ mau khô, gọn nhẹ nhất. Những bộ quần áo gọn nhẹ, rộng sẽ giúp bạn thoát khí và vận động thoải mái hơn bao giờ hết.
11. Máy ảnh, máy quay phim
Cắm trại không chỉ là loại hình giúp chúng ta xả stress nơi thiên nhiên mà bạn cũng không nên quên ghi lại những khoảnh khắc đẹp của chuyến dã ngoại này đấy nhé. Trang bị một chiếc máy ảnh để chụp ảnh kỷ niệm cùng bạn bè hoặc quay lại những khoảnh khắc đáng nhớ luôn được ưu tiên hàng đầu.
- Xem đánh giá những chiếc máy ảnh du lịch tốt nhất.
Một số lưu ý quan trọng khi cắm trại bạn nên biết
Ngoài những đồ dùng cần chuẩn bị đi cắm trại an toàn mà Chạm Mốc đã chia sẻ ở trên. Bạn cũng nên lưu ý một số điều quan trọng sau:
– Chuẩn bị thêm 1 Lọ rửa tay khô để có thể vệ sinh trước khi ăn uống hoặc sau khi làm vệ sinh cá nhân.
– Mang tăm xỉa hoặc chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng khi ăn xong.
– Đi cắm trại bạn hạn chế xịt nước hoa và những bình xịt có mùi thơm để hạn chế sự thu hút của côn trùng.
– Trong việc tắm rửa hoặc vệ sinh tay chân, thì theo kinh nghiệm cắm trại tự túc của mình thì bạn nên làm vệ sinh tránh xa nguồn nước suối khoảng 100m để tránh gây ô nhiểm nguồn nước và môi trường xung quanh.
– Cho dù là cắm trại ít ngày, nhưng bạn cũng cần chấp hành tốt các nội quy nơi bạn cắm trại, có ý thức vệ sinh tốt ,dọn dẹp rác đã sử dụng trước khi rời đi nhé.
Đó là một số lưu ý nhỏ kinh nghiệm đi cắm trại nên mang gì mà Tuấn Anh muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin hữu ích trên, sẽ giúp bạn biết được những đồ dùng cần thiết khi đi cắm trại để từ đó có sự chuẩn bị tốt hơn nhé.
Những bài viết sau, Chạm Mốc sẽ viết bài chi tiết hơn về kinh nghiệm cắm trại tự túc để chia sẻ đến bạn. Chúc bạn có được một chuyến cắm trại an toàn, thành công và vui vẻ.
Nguồn bài viết: https://nghienthuthuat.com
Tags: các dụng cụ đi cắm trại, dụng cụ cần thiết khi đi cắm trại, những thứ cần chuẩn bị khi đi cắm trại.